Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng sử dụng bột trét tường sẽ giúp kết dính sơn với bề mặt tường tốt hơn rất nhiều so với khi không sử dụng. Vì vậy mà nhiều người sử dụng vật liệu này trong quá trình thi công sơn cho công trình. Ngoài ra bột trét tường còn là một trong những yếu tố quan trọng đối với công trình cũng như nâng cao tính thẩm mĩ nhờ tính năng làm nhẵn mịn bề mặt tường và giúp tăng độ bám dính kết cấu lên gấp nhiều lần. Ở bài đánh giá này hãy cùng Sơn Tốt đi tìm hiểu chi tiết hơn về bột trét tường, tầm quan trọng của nó nhé!
1. Tìm hiểu về bột trét tường là gì?
Bột trét tường hay còn được gọi bằng một số tên khác như: bột bả tường, bột matit, bột bả matit, bột trét matit, bột bả tường,...Bột trét tường là một loại vật liệu xây dựng được pha trộn với nước để thi công trực tiếp lên bề mặt tường có tác dụng làm phẳng, mịn và gia tăng tính thấm mỹ cho tường nhà.
2. Công dụng của bột trét tường
Bột trét tường có công dụng chính là làm nhẵn bề mặt tường, tăng tính thẩm mỹ cho công trình và gia tăng độ bám dính kết cấu cũng như tăng tính bền màu của màng sơn sau khi hoàn thiện. Ngoài ra, bột trét tường còn đóng vai trò quan trọng khi nó có thể bảo vệ tường khỏi nhiều tác nhân bên ngoài như độ ẩm, nước, nhiệt độ,…cũng như giúp làm giảm mức độ tiêu hao sơn phủ tiết kiệm chi phí phát sinh cho công trình.
Bột trét tường còn hỗ trợ phát huy tối đa tính năng của các sản phẩm lớp sơn phủ nội ngoại thất như: giúp màng sơn sáng bóng, dễ lau chùi vết bẩn hay chống bám bẩn, chống thấm nước và chống rêu mốc,…
Tóm lại bột trét tường tuy không trực tiếp tạo nên tính năng và vẻ đẹp của màng sơn sau khi hoàn thiện nhưng nó lại đóng một vai trò hỗ trợ vô cùng quan trọng và là yếu tố không thể thiếu trong quy trình sơn tường.
3. Thành phần cấu tạo chính bột trét tường
Bột trét tường là một loại vật liệu màu trắng có dạng bột và được sử dụng ngay sau khi trộn đều với nước. Thành phần cấu tạo cơ bản của bột trét tường gồm có: chất kết dính, chất độn và chất phụ gia công nghiệp.
+ Chất kết dính: Được sử dụng trong thành phần của bột trét tường nhằm tạo độ bám dính kết cấu giữa sơn phủ và bề mặt thi công của công trình, giúp gia tăng tính bền vững cuả màng sơn sau khi hoàn thiện công đoạn sơn. Chất kết dính dạng khoáng thường dùng phổ biến là xi măng hoặc Gypsum và chất kết dính Polymers là hai dòng nguyên phụ liệu chủ yếu được các nhà sản xuất bột trét tường tin tưởng lựa chọn dùng hiện nay.
+ Chất độn: Phổ biến nhất là Carbonate calcium (CaCO3) hay còn được biết tới là bột canxi. Loại chất độn này có khả năng gia tăng một số hoạt tính hoá học có trong bột trét tường đặc biệt là hoạt tính chống kiềm từ đó gia tăng độ vững chắc cùng khả năng thi công cao, chống chảy hỗn hợp và tăng thể tích.
+ Phụ gia: Là loại nguyên liệu chiếm 1 phần rất ít trong thành phần cấu tạo của bột trét tường nhưng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, phụ gia giúp tạo ra một số tính năng cần thiết như: Giữ nước cho thời gian dính kết, giúp khả năng thi công dễ dàng, chống nứt bề mặt, dễ khuấy trộn hỗn hợp với nước, cải thiện được tính đóng rắn và thời gian đóng rắn.
Trong quá trình chọn lựa sản phẩm bột trét tường, bạn nên đặc biệt chú ý đến tỉ lệ các thành phần có trong bột trét tường để đảm bảo được tốt nhất khả năng bảo vệ đối với công trình thi công. Tỉ lệ thường được các chuyên gia khuyên dùng là: 70-75% chất độn (Hay còn được gọi là bột canxi); 25 – 30% chất kết dính (Keo) và các hỗn hợp khác (Phụ gia).
4. Sự khác biệt giữa bột trét tường trong nhà và bột trét tường ngoài trời
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động như khí hậu và thời tiết đối với khu vực tường ngoài nhà bao giờ cũng lớn hơn rất nhiều so với khu vực phía trong nhà. Điển hình như:
+ Khu vực tường ngoài nhà chịu ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố nhiệt độ và độ ẩm; hay sự thay đổi với biên độ lớn giữa các mùa và thậm chí là sự thay đổi giữa ngày và đêm.
+ Khu vực tường ngoài nhà tiếp xúc trực tiếp với các tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời. Thông thường thì lớp sơn phủ bên ngoài sẽ không đủ khả năng ngăn cản hoàn toàn sự xâm nhập của các tia cực tím chiếu trực tiếp lên lớp bột bả tường.
+ Khu vực tường ngoài nhà chịu tác động của ngoại lực và nó thường có hiện tượng bị ngậm nước kéo dài nếu lớp sơn phủ bên ngoài không có các tính năng hỗ trợ nâng cao như: chống bám bẩn, chống thấm nước,…
Tuy nhiên với thời tiết mùa mưa kéo dài và rét lạnh như miền Bắc nước ta thì khu vực trong nhà lại thường có độ ẩm không khí cao hơn so với phía bên ngoài. Điều này khiến khu vực tường trong nhà lại dễ bị ẩm thấp và bong tróc nhiều hơn.
Chính vì những lý do trên mà các nhà sản xuất thường phân biệt bột trét tường thành hai loại đó là: bột trét tường ngoại thất và bột trét tường nội thất giành riêng cho từng khu vực của một công trình.
Trong quá trình chọn mua sản phẩm bột trét tường, bạn cần phải chú ý chọn đúng bột trét tường nào sử dụng cho ngoại thất, bột trét tường nào sử dụng cho nội thất để công trình đạt được tốt nhất về mức độ hiệu quả thi công và chi phí vật liệu xây dựng.
Một nguyên tắc cơ bản mà bạn phải đặc biệt lưu ý đó là: Bạn có thể chọn bột trét tường ngoại thất cho khu vực nội thất nhưng không bao giờ được sử dụng bột trét tường nội thất cho khu vực ngoại thất.
Hy vọng bài viết trên của Sơn Tốt đã giúp các bạn có thể tìm hiểu về bột trét tường và công dụng của bột trét tường. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH Sơn Xây dựng Hoàng Yến để được tư vấn chi tiết về các dòng bột trét tường chính hãng với giá thành ưu đãi nhất qua hotline 0989.281.972 hoặc truy cập trực tiếp website https://sontot.vn/ của chúng tôi để lại tin nhắn sẽ có nhân viên chăm sóc khách hàng của Xây dựng Hoàng Yến gọi lại tư vấn và giải đáp những thắc mắc của quý khách.
>>> Có thể bạn quan tâm: Sơn phủ là gì? Vai trò của sơn phủ khi thi công sơn tường nhà